Giá vàng nhẫn tăng nửa triệu đồng mỗi lượng
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnBi hài U.23 Uzbekistan: 3 ngôi sao tập trung muộn, chỉ đá 3 trận rồi… bỏ chung kết
Theo IGN, mạng PlayStation Network (PSN) đã ngừng hoạt động từ tối 7.2, ảnh hưởng đến người dùng trên toàn cầu khi họ không thể chơi game trực tuyến hoặc truy cập một số trò chơi kỹ thuật số. Sự cố này kéo dài hơn 14 giờ, nhưng Sony vẫn chưa có phản hồi chính thức ngoài một tuyên bố ngắn xác nhận dịch vụ đang gặp vấn đề.Một số người dùng đã có thể đăng nhập lại và truy cập cửa hàng PlayStation Store, nhưng hầu hết trò chơi trực tuyến, bao gồm bản beta mở của Monster Hunter Wilds, vẫn không thể hoạt động. Theo trang theo dõi DownDetector, sự cố bắt đầu lúc 18 giờ 14 tối 7.2 theo giờ châu Âu, với hơn 70.000 báo cáo trong vòng 30 phút.Sự cố lần này gợi nhớ đến vụ gián đoạn kéo dài 21 ngày vào năm 2011, khi hacker tấn công hệ thống của Sony, làm lộ thông tin cá nhân của 77 triệu tài khoản. Khi đó, Sony đã phải bồi thường bằng chương trình "Welcome Back", cung cấp dịch vụ PlayStation Plus miễn phí một tháng và hai trò chơi miễn phí cho người dùng. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy sự cố lần này là do tấn công mạng, nhưng thời gian gián đoạn kéo dài và sự thiếu minh bạch từ Sony đang khiến nhiều người lo ngại.Ngoài việc ngăn chặn chơi game trực tuyến, sự cố còn ảnh hưởng đến các trò chơi kỹ thuật số yêu cầu xác thực giấy phép qua mạng PSN. Chủ sở hữu PlayStation Portal cũng bị tác động nghiêm trọng vì thiết bị này cần kết nối mạng để phát trực tuyến trò chơi từ PS5 hoặc đám mây. Một số game thủ trên PC cũng báo cáo rằng họ không thể chơi các tựa game PS5 được chuyển sang nền tảng này, dù Sony trước đó đã loại bỏ yêu cầu đăng nhập PSN trên PC vào cuối tháng 1.Sony vẫn chưa có phản hồi trước các yêu cầu làm rõ nguyên nhân sự cố. Thông báo chính thức gần nhất được đăng trên tài khoản Ask PlayStation trên X (Twitter) vào tối 7.2, chỉ đơn giản xác nhận rằng công ty "đã nhận được báo cáo về sự cố" mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.Hiện vẫn chưa rõ khi nào PSN sẽ hoạt động trở lại hoàn toàn. Người dùng đang mong đợi Sony đưa ra giải thích cụ thể và có biện pháp khắc phục thỏa đáng nếu sự cố kéo dài.
Thương quá miền Tây
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông.
Đây cũng là một trong những sự kiện thường niên của ROG, thu hút hơn 1.000 người tham dự, bao gồm cộng đồng game thủ, giới công nghệ và các KOL tham gia sự kiện này tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Bình Tân, TP.HCM.Hành trình phát triển của ROG từ năm 2006 đến nay được ghi nhận qua hàng loạt sản phẩm công nghệ nổi bật. Những thiết bị tạo dấu ấn như ROG GX700 - laptop gaming đầu tiên tích hợp tản nhiệt nước, ROG Mothership với thiết kế độc đáo dạng đứng, hay ROG Zephyrus Duo 16 - laptop gaming hai màn hình, ROG Flow Z13 - gaming tablet mạnh mẽ, giúp ROG tạo ấn tượng mạnh mẽ trên thị trường công nghệ.Trong năm 2024, ASUS ROG tiếp tục ra mắt các sản phẩm mới như ROG Strix SCAR 18, ROG Zephyrus G14/G16 và TUF Gaming A14, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm của người dùng ở cả phân khúc cao cấp lẫn phổ thông. Đồng thời, ROG cũng phát triển hệ sinh thái công nghệ tích hợp, bao gồm phần cứng, thiết bị ngoại vi và các giải pháp như ROG Nebula Display và ROG Intelligent Cooling.Ngoài ra ROG cũng mang tới cơ hội cho các game thủ kết nối với những đại sứ thương hiệu ở lĩnh vực âm nhạc và thời trang trên khắp thế giới như Alan Walker, Asa Butterfield, Troy Baker hay Steven Ogg.Tại ROG Day Season 3, các hoạt động tri ân đã tạo nên những điểm nhấn khó phai như Bức tường danh vọng - nơi TrueFan cùng nhau tham gia tạo dựng logo ROG hoàn chỉnh. Logo này vừa là biểu tượng của thương hiệu và biểu trưng cho sự gắn kết và tinh thần "For Those Who Dare" của cộng đồng ROG.Sự kiện ROG Day Season 3 không chỉ là dịp giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới mà còn là cơ hội giao lưu giữa cộng đồng game thủ và các đại diện thương hiệu. Một trong những điểm nhấn của chương trình là sự tham gia của đội tuyển GAM Esports, mang đến những trận đấu giao hữu sôi động, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tham dự.
Xem nhanh 12h: Bán phế liệu hòm sắt đựng tiền, vàng | Móng tay dài bị phạt tiền triệu?
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.